Ban công là một trong những khoảng không trong nhà thường dùng để thư giãn, nghỉ ngơi. Rất nhiều người thích trang trí ban công thật đẹp để tạo ra cho mình một không gian riêng theo sở thích. Việc thiết kế để “hô biến” ban công thành một nơi thú vị cho riêng mình không phải dễ vì không phải ai cũng có được ý tưởng độc đáo. Nếu bạn đang thấy bí trong vấn đề này thì hãy tham khảo những mẫu thiết kế ban công đẹp, độc lạ, chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.
Xem thêm: 10+ Mẫu nhà phố bán cổ điển ĐẸP, TỐI ƯU CHI PHÍ
Ban công là gì?
Ban công là khái niệm để chỉ phần thiết kế nhô ra khỏi mặt bằng tổng thể và liên kết thông qua 1 bức tường. Thông thường ban công sẽ được xây dựng từ tầng 2 và có thể thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Ban công sẽ giúp căn nhà thêm phần thông thoáng, sáng sủa. Đồng thời, có thể tận dụng nó làm nơi thư giãn và trang trí theo sở thích của chủ nhân ngôi nhà.
Nguyên tắc cần nắm khi thiết kế ban công
Để thiết kế bạn công đẹp cho nhà ở thì ngoài thẩm mỹ thì còn cần chú ý đến một số yếu tố khác như cách trang trí, sự an toàn, nội thất. Dưới đây là một số nguyên tắc khi thiết kế ban công bạn cần nhớ:
Xem xét và lên bản vẽ chi tiết
Gia chủ cần cân nhắc xem sở thích, mong muốn của bản thân thế nào với khu vực ban công. Từ đó có thể đưa ra những ý tưởng thiết hay bản vẽ chi tiết. Để ban công được đẹp nhất bạn cần lưu ý đặc biệt đến phong cách thiết kế của nó.
Xác định không gian chính, phụ
Dù chỉ là góc nhỏ trong toàn bộ căn nhà nhưng nếu muốn đạt được tính thẩm mỹ cao thì bạn cần xác định rõ không gian chính – phụ để thiết kế nội thất cho phù hợp. Việc chia bố cục sẽ khiến bạn dễ dàng định hình cách trang trí phù hợp nhất. Từ đây có thể tạo được giác thư giãn, thoải mái cho người dùng và phù hợp với tổng thể căn nhà.
Màu sắc
Màu sắc ban công thường sẽ phụ thuộc theo màu sắc của căn nhà. Tuy nhiên, nếu bạn muons nó khác biệt thì có thể sơn màu khác hay dùng những đồ nội thất tươi sáng, màu tương phản. Cách trang trí ban công kiểu này sẽ khiến căn nhà bạn trông hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Để không bị quá lòe loẹt hay rối mắt thì bạn cần biết cách cân đối màu sắc khi thiết kế.
Chọn lựa nội thất phù hợp
Khi chọn nội thất cho ban công thì bạn cần tính toán sao cho phù hợp với diện tích đặt, màu sắc và phong cách thiết kế của ban công. Chỉ nên chọn nội thất có chiều cao vừa phải, không vượt quá 2/3 chiều cao lan can ban công để đảm bảo an toàn.
Chú trọng đến tính an toàn
Vì là phần nhô ra ngoài căn nhà nên ban công phải có khả năng chịu lực cao. Điều này cần hết sức trong quá trình thiết kế và xây dựng. tùy vào quy định thiết kế cho từng mẫu ban công khác nhau mà bạn có thể thiết kế chiều dài, độ cao phù hợp. Lan can ban công tiêu chuẩn không cao quá 1.1m; các thanh lan can thiết kế song song không cách nhau quá 10cm. Ngoài ra, bạn cần chú ý cả đến chất liệu khi xây dựng ban công để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Lưu ý vấn đề phong thủy
Là một phần mở nhỏ trong nhà, nhưng nếu bố trí ban công sai hướng cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến tài vận của gia chủ. Theo phong thủy, hướng đông sẽ luôn tốt, nhiều tiền tài và may mắn. Ngoài ra còn có hướng nam cũng thích hợp để thiết kế ban công. Tuyệt đối không nên đặt ban công theo hướng bắc bởi sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của bạn và các thành viên khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến cách trang trí nội thất sao cho hợp phong thủy. Ban công thường đón gió, đón nắng nên không nên trồng quá nhiều cây làm che khuất đi nắng gió. Lối thoát nước của nó cần phải thông thoáng, được dọn dẹp thường xuyên để tránh ngập gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Ngoài ra, không thiết kế ban công đối diện với cửa chính hay cửa bếp. Bởi đây là cấm kỵ trong phong thủy.
Thiết kế ban công theo loại hình nhà ở
Thiết kế ban công chung cư
Ban công chung cư sẽ có quy chuẩn chung khi thiết kế. Tùy theo độ rộng bạn có thể bố trí sao cho hợp lý nhất. Thường bạn công căn hộ sẽ khá hẹp nên hãy bố trí 1 – 2 chiếc ghế nhỏ và vài chậu cây nhỏ để làm đẹp không gian.
Thiết kế ban công nhà ống
Với nhà ống thì nên thiết ban công riêng cho từng phòng. Dù không gian không quá rộng thì bạn có thể bố trí các chậu cây yêu thích kèm theo một chiếc ghế nhỏ. Khi thiết kế, gia chủ cần đảm bảo tính an toàn và hợp quy định xây dựng.
Thiết kế ban công biệt thự
Đa phần ban công biệt sẽ khá rộng và thoáng. Do đó bạn có thể thoải mái để trang trí cho không gian này hơn. Mẫu dưới đây là một gợi ý.
Thiết kế ban công theo phong cách
Thiết kế ban công phong cách hiện đại
Nếu yêu thích phong cách hiện đại thì kiểu thiết kế ban công này sẽ phù hợp với các loại nhà ống nhỏ, nhà chung cư. Gia chủ có thể dùng các chất liệu như sắt, inox kết hợp kính để tăng thêm vẻ đẹp cho căn nhà. Ban công theo phong cách này sẽ thường khá vuông vức, khỏe khoắn, chi tiết đơn giản và công năng tiện ích.
Thiết kế ban công phong cách cổ điển, tân cổ điển
Với phong cách này thì việc thiết kế ban công sẽ cầu kỳ hơn nhưng rất ấn tượng. Thay vì các kiểu hình chữ nhật vuông vức thì phong cách tân cổ điển, cổ điển sẽ mang đến sự sang trọng cho ngôi nhà và không gian. Chất liệu thường được dùng sẽ là sắt uốn nghệ thuật, nhôm đúc, con tiện bằng xi măng. Các đường nét hoa văn cũng được thiết kế tỉ mỉ và chi tiết hơn.
Thiết kế ban công phong cách Á Đông
Phong cách Á Đông thì thành lan can thường sẽ làm bằng gỗ tự nhiên. Các thanh gỗ được xếp dọc song song nhau tạo thành hàng rào vững chắc. Điều này giúp tạo điểm nhấn và tăng thêm cảm giác ấm áp cho không gian.
Thiết kế ban công phong cách Bohemian
Nếu yêu thích sự mới lạ thì bạn có thể thử phong cách thiết kế này. Nội thất và đồ dùng chủ yếu sẽ là các vật dụng handmade tự đan từ vải, tre. Điều này sẽ mang đến cảm giác thư giãn cho người dùng.
Thiết kế ban công phong cách công nghiệp
Bạn là người có cá tính mạnh mẽ thì có thể thiết kế ban công theo phong cách này. Dù không cầu kỳ nhưng kiểu thiết kế này vẫn mang đến sức hút riêng, đặc biệt thích hợp với chung cư hay nhà nhỏ.
Ý tưởng thiết kế ban công đẹp, đầy tiện ích
Thiết kế ban công thành góc thư giãn
Ban công có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng thiết kế để tạo một góc thư gian là ý tưởng rất tốt. Bạn chỉ cần đặt một bộ bàn ghế kết hợp cùng vườn cây nhỏ để giúp không gian thoáng hơn là có thể tạo được nơi thư giãn của riêng mình.
Thiết kế ban công thành một khu vườn rau sạch
Rất nhiều gia đình hiện nay chọn cách tự trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm. Một trong những ý tưởng hay ho là trồng rau sạch trên ban công. Bạn có thể tận dụng không gian này để tạo một vườn rau cho riêng mình.
Thiết kế ban công thành quầy bar thư giãn
Để tăng thêm tính thư giãn thì bạn có thể thiết kế ban công thành quầy bar mini tại gia. Đảm bảo với thiết kế này bạn sẽ có một không gian thư giãn vô cùng tuyệt vời.
Thiết kế ban công đẹp thành khu vực tắm nắng
Nếu muốn bổ sung vitamin D và thư giãn vào buổi sáng thì bạn có thể thiết kế ban công thành nơi tắm nắng. Đừng quên trồng thêm cây xanh cho ban công nhé.
Không gian party thực thụ
Hoặc bạn có thể tạo một nơi để tổ chức tiệc với bạn bè của mình ngay tại nhà thông qua thiết kế ấn tượng cho ban công.
Không gian tiếp khách ngoài trời
Để đổi không khí, hãy thiết kế một phòng khách ngoài trời ở ban công nhà mình. Đây chắc chắn sẽ là điểm nhấn vô cùng thú vị cho khu vực ban công nhà bạn.
Kết hợp thêm khu vực giặt phơi đầy tiện ích
Nếu không gian trong nhà quá nhỏ, bạn có thể tận dụng ban công để làm nơi phơi giặt đồ đầy tiện lợi.
Tận dụng thùng gỗ, thùng xốp cũ trang trí ban công
Bạn có thể tận dụng thùng xốp cũ, thùng gỗ cũ và sơn lại để làm ghế ngồi trên ban công.
Không gian ban công đầy thơ mộng cùng võng
Nếu ban công rộng kiểu sân vườn bạn có thể đặt thêm một chiếc võng để làm nơi thư giãn.
Tạo không gian ấm áp cho ban công với sàn gỗ
Ban công gỗ cũng là một trong những kiểu thiết độc đáo bạn có thể thử. Với kiểu ban công này, bạn nên chú ý đến chất lượng gỗ khi sử dụng.
Trang trí ban công với chậu cây xanh nhỏ xinh
Sẽ thật tuyệt nếu bạn trang trí cho ban công nhà mình bằng những chậu cây xanh. Nó không chỉ giúp làm đẹp không gian mà còn có lọc không khí, mang đến không gian thư giãn nhất cho bạn.
Thiết kế giàn hoa ban công đầy quyến rũ
Một kiểu thiết kế đầy quyến rũ khác cho ban công là dùng hoa tươi. Điều này sẽ giúp bạn tìm được cảm giác thư giãn, dễ chịu nhất khi đặt những chậu hoa này.
Mẫu thiết kế ban công đẹp không nên bỏ qua
Thiết kế ban công đẹp với tông màu đơn giản
Nếu muốn không gian trở nên rộng và thoáng hơn thì bạn có thể thử gam màu trắng. Đây là gam màu dễ sử dụng và thích hợp với mọi không gian.
Thiết kế ban công với gạch lát họa tiết
Để hạn chế bị đóng rêu gây mất thẩm mỹ thì bạn có thể dùng các loại gạch lát họa tiết để trang trí.
Thiết kế ban công dạng kính trong suốt
Kính là một chất liệu rất quen thuộc và được ứng dụng nhiều trong các gia đình. Ngoài làm vách ngăn hay lan can, người ta có thể dùng kính để làm ban công. Chất liệu này sẽ giúp không gian thêm phần rộng, thoáng và tăng tính thẩm mỹ.
Thiết kế ban công nhỏ, đẹp
Với ban công nhỏ bạn có thể thiết kế làm nổi bật nó bằng cash đặt các chậu cây hay bộ bàn ghế xinh xắn.
Ban công ấn tượng cùng mảng tường xanh
Hoặc có thể thiết kế các mảng tường xanh cho ban công nhà mình để tăng sự thoáng mát cho không gian.
Khu vực ban công có không gian lưu trữ tiện dụng
Ngoài hóng mát, bạn có thể đặt thêm các tủ để làm nơi lưu trữ đồ dùng, tiết kiệm không gian hiệu quả.
Một số lưu ý khi trồng cây xanh ngoài ban công
Cây trồng ban công nhiều nắng
Cây xanh thường cần nơi đủ sáng để phát triển tốt. Tuy vậy, ban công thường có ánh sáng mạnh. Do đó, bạn nên thiết kế thêm mái che cho cây trồng tại nơi này để cây sinh trưởng tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng cần thường xuyên tưới nước để cây không bị cạn khô.
Cây trồng ban công ít nắng
Nếu ban công nhà bạn ít nắng thì nên chọn trồng những cây ưa bóng râm. Hạn chế trồng cây ưa nắng bởi cây sẽ phát triển không tốt.
Kích thước cây trồng
Ở khu vực ban công bạn không nên trồng cây có tán quá rộng hay quá cao. Điều này sẽ khiến không gian bị che khuất, ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà.
Các loại cây dây leo
Cây leo thường phát triển khá nhanh nên trồng ở ban công sẽ dễ bò lên bị trí cao hơn. Về lâu dài nó có thể gây nguy hiểm nếu quấn vào dây điện. Do đó bạn cần thường xuyên tỉa bớt cành nếu trồng loại cây này.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các mẫu thiết kế ban công đẹp, độc lạ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.