Nếu đã là một kiến trúc sư giỏi, chuyên nghiệp thì yêu cầu về khả năng thiết kế là điều không thể thiếu. Bởi việc bố trí không gian kiến trúc nội thất, phân chia không gian và chức năng của công trình phải được hoàn thiện tỉ mỉ, chỉnh chu nhất. Do đó, kiến trúc sư phải nắm vững 8 kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất để có thể thiết kế được nội thất công trình thật hoàn hảo và toàn vẹn.
Xem thêm: Mẫu thiết kế nội thất nhà đẹp, hiện đại, cổ điển Kiến Trúc HC
Đầu tiên cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế sơ đồ nhà ở
Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất đầu tiên mà kiến trúc sư cần tìm hiểu đó chính là bản vẽ thiết kế sơ đồ nhà ở. Sẽ tùy thuộc vào mỗi công ty thiết kế sẽ có cách làm việc cũng như cách sẽ sơ đồ nội thất khác nhau. Ở đây kiến trúc HC sẽ giới thiệu đến bạn bộ hồ sơ kiến trúc bao gồm:
- Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của công trình
- Bản vẽ phối cảnh
- Mô tả vật liệu được dùng cho thi công
- Các chi tiết về kiến trúc công trình
- Chi tiết từng không gian trong nhà: cửa, nhà vệ sinh, lan can, cầu thang,…
- Mặt bằng bố trí nội thất, lát sàn và trần nhà
Trong đó, kiến thức cơ bản trong thiết kế nội thất bạn cần nắm rõ 3 khái niệm cơ bản sau đây:
Bản vẽ mặt bằng: Bản vẽ mặt bằng là các hình nằm trên một mặt phẳng nằm ngang, qua đó bạn có thể dễ dàng hình dung được không gian chi tiết có bên trong của ngồi nhà và mỗi tầng sẽ có một mặt bằng riêng biệt. Ngoài ra, trong thiết kế nội thất bản vẽ mặt bằng thể hiện đầy đủ các nội dung như kích thước, vị trí, cửa đi, cầu thang, cách bố trí, đồ đạc nội thất,…
Bản vẽ mặt đứng: Bản vẽ hình đứng là hình chiếu vuông góc với ngôi nhà lên mặt phẳng đứng, nó thể hiện được hình dáng bên ngoài, bố cục, tỷ lệ, kích thước tổng thể và cả chú thích chi tiết về vật liệu công trình. Ngoài ra, một điều đáng chú ý nhất đó là thường thì một ngôi nhà sẽ có nhiều bản vẽ mặt đứng khác nhau, bạn có thể tham khảo.
Bản vẽ mặt cắt: Bản vẽ mặt cắt là hình chiếu thẳng góc theo trục đứng thu được khi sử dụng mặt phẳng quy ước được cắt từ trên xuống ngang qua mái nhà. Mặt cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà bao gồm có chiều cao các tầng, số tầng, các lỗ cửa, kích thước và vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.
Phân chia không gian thiết kế kiến trúc
Có thể hiểu đơn giản, không gian kiến trúc là không gian được xây dựng, sáng tạo hay có sự can thiệp của con người. Không gian này được phân chia rõ ràng như sau:
- Không gian chính: Đây là không gian phục vụ nhu cầu công năng theo từng thể loại công trình. Cụ thể như nhà ở có phòng khách, bếp, ngủ,… hay quán cafe thì sẽ được chia thành khu ngồi, khu phục vụ,…
- Không gian phụ: Đây là không gian hỗ trợ cho các công năng chính theo từng thể loại của công trình.
- Không gian giao thông: Đây là không gian phục vụ cho quá trình lưu thông, di chuyển như sảnh, hành lang, cầu thang,…
Quy luật cân bằng
Cân bằng chính là sự cân đối giữa các yếu tố cấu tạo không gian nội thất. Những yếu tố như chiều cao, chiều rộng, cấu tạo nội thất, ánh sáng,… được phối hợp với nhau tạo nên sự tổng thể thống nhất, cân xứng, hài hòa, đó được gọi là quy luật của sự cân bằng.
Cân bằng có thể được mô tả là sự phân bổ trọng lượng bằng một hình ảnh cụ thể trong một căn phòng, vì đây là yếu tố quan trọng trong tất cả các không gian nội thất. Cân bằng được thực hiện theo 3 cách: đối xứng, không đối xứng, đối tâm. Cụ thể:
- Cân bằng đối xứng: Được áp dụng trong phong cách thiết kế truyền thống và nó được thực hiện với một bên của thiết kế phản chiếu lại từ phía bên kia, từ một điểm trung tâm phẳng. Bố cục đối xứng thường được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn một vật làm trung tâm đối xứng hợp lý rồi sau đó lựa chọn thêm 2 món nội thất hoặc có thể nhiều hơn rồi bài trí chúng đối xứng nhau thông qua tâm đã lựa chọn.
- Cân bằng không đối xứng: Được thực hiện bằng cách sử dụng các đối tượng không giống nhau nhưng lại có trọng lượng hình ảnh tương đương với nhau hoặc thu hút ánh nhìn. Cân bằng không đối xứng là một trong những kiến thức cơ bản trong thiết kế nội thất mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để khiến trong gian trở nên độc đáo hơn.
- Cân bằng đối tâm: Là khi tất cả các yếu tố của một thiết kế được sắp xếp xung quanh một điểm trung tâm cố định. Tuy nó không được ưa chuộng trong thiết kế nội thất nhưng nếu như bạn biết cách kết hợp khéo léo cũng như biết cách bài trí có thể sẽ tạo nên những mẫu thiết kế vô cùng ấn tượng.
Quy luật hài hòa
Quy luật hài hòa là sự tập hợp các yếu tố chung và chúng có cùng tính phổ quát bao gồm vật liệu, hình dáng, kích thước,… để tạo nên sự hài hòa cho không gian. Vì vậy, tất cả mọi thứ trong căn phòng cần được phối hợp, bài trí thể hiện được rõ ràng một chủ đề, phong cách, tâm trạng,… Quy luật hài hòa cũng sẽ là một trong những kiến thức cơ bản về thiết kế mà bạn cần phải nắm vững, bởi đây là yếu tố then chốt khi tham gia thiết kế thi công bất cứ công trình kiến trúc nào.
Quy luật về nhịp điệu
Một trong những quy luật cơ bản mà bạn không nên bỏ qua đó là quy luật về nhịp điệu. Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại của nhiều hình ảnh và điều này có tác dụng tạo nên được sự dịch chuyển, điều hướng tầm nhìn. Quy luật nhịp điệu cũng có thể là sự thay đổi trùng lặp của màu sắc, bố cục, hình dáng,…
Quy luật nhịp điệu thường bao gồm các yếu tố sau:
- Nhịp điệu lặp lại các đối tượng: Yếu tố này có thể lặp lại về màu sắc hay các đồ dùng, nội thất…
- Nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng: Chuỗi các đối tượng ở đây được coi như sự thay đổi về hình dáng có thể từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại.
- Nhịp điệu từ sự liên tục: Nhịp điệu liên tục là cách hướng mắt nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác. Ví dụ như các loại giá để đồ trong phòng.
Điểm nhấn trong thiết kế
Điểm nhấn trong thiết kế đó chính là việc bạn tạo ra hiệu ứng thị giác vừa đủ để thu hút cũng như giữ được sự tập trung cho không gian nội thất của căn phòng hoặc cả ngôi nhà. Quy luật này là một trong những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm rõ, bởi đây là một trong những nguyên tắc tất yếu không thể thiếu trong mỗi công trình, mỗi thiết kế.
Để áp dụng quy luật này một cách tối ưu và hiệu quả nhất bạn cần tạo ra trung tâm của sự quan tâm, hay nói cách khác chính là tạo ra tâm điểm trong một bố cục của thiết kế nào đó sao cho phù hợp nhất.
Quy luật về sự tương phản
Quy luật tương phản trong thiết kế kiến trúc thường xảy ra khi hai yếu tố có mối liên quan là khác nhau và đối lập nhau.Có rất nhiều loại tương phản phổ biến thường gặp như: tương phản màu sắc, tương phản đường nét, tương phản hình dạng, tương phản chất liệu, tương phản không gian,… Khi áp dụng quy luật tương phản, bạn cần lưu ý lựa chọn hai đối tượng tương phản phù hợp sao cho chúng có thể tạo nên nét đặc trưng, điểm nhấn cho thiết kế của bạn.
Quy luật tỷ lệ
Quy luật tỷ lệ trong thiết kế nội thất là mối quan hệ so sánh, hài hòa giữa hai hay là nhiều yếu tố khác nhau của một thành phần có liên quan đến màu sắc, kích thước, số lượng, sắc độ và cả cách bày trí, sắp xếp khoa học. Có thể nói, tỷ lệ vàng đó là (⅓) thường là tỷ lệ đẹp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các thiết kế nội thất.
Hy vọng với 8 kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất mà kiến trúc HC vừa tổng hợp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ và nắm vững kiến thức một cách trọn vẹn. Từ đó có thể tạo nên được những thiết kế độc đáo và ấn tượng của riêng mình. Chúc bạn thành công!