Cầu thang là một phần vô cùng quan trọng trong kiến trúc của ngôi nhà. Không chỉ đơn thuần là nơi nối các không gian với nhau mà cầu thang còn có ý nghĩa phong thủy vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tính bậc câu thang hợp phong thủy nhất.
Tại sao cần phải tính bậc cầu thang theo phong thủy khi xây dựng nhà ở?
Cầu thang được ví như xương sống kết nối của ngôi nhà, nơi tao ra dòng chảy năng lược tích cực để không khí tốt có thể lưu thông trong nhà. Chính vì thế khi xây dựng cầu thang cần được tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận.
Nếu đầu câu thang nhà bạn hướng thẳng ra cửa chính thì sẽ tạo ra miệng đẩy hết sinh khí trong nhà ra ngoài, chủ nhà có thể khắc phụ bằng cách đặt bình phong hoặc chậu cây ở cửa nhà. Ngoài ra, hình dáng của cầu thang sẽ ảnh hưởng đến vận may của các thành viên trong gia đình. Cần lưu ý đến số bậc cầu thang theo phong thủy để đón điều tốt, tránh điều xấu.
Công thức chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng
Công thức tính bậc cầu thang theo tầng như sau:
Số bậc cầu thang = Chiều cao tầng : chiều cao mỗi bậc
Để tính chiều cao mỗi bậc ta có công thức
H = (60 – b) : 2
Chiều cao bậc (H) = ( 60 – chiều rộng bậc (b)) chia 2
- h là chiều cao bậc
- b là chiều rộng của bậc
- Đơn vị tính là cm
Tính bậc cầu thang của nhà theo vòng Trường sinh
Thông thường người ta sẽ tính số bậc cầu thang theo vòng trường sinh để có hướng đón khí tài tốt nhất. Cụ thể như sau:
Vòng Trường sinh là gì?
Vòng Trường sinh bao gồm 12 giai đoạn tương ứng với 12 sao thể hiện được quy luật sinh trưởng và phát triển rồi kết thúc của vạn vật. Vòng trường sinh được xem là quy luật chung của cuộc sống mà bất cứ ai cũng phải tuân theo.
Giai đoạn của vòng Trường Sinh
Vòng Trường sinh chia làm 12 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Trường sinh (sinh ra) | 7. Bệnh (ốm đau) |
2. Mộc dục (tắm rửa) | 8. Tử (chết) |
3. Quan đới (phát triển) | 9. Mộ (nhập mộ) |
4. Lâm quan (trưởng thành) | 10. Tuyệt (tan rã) |
5. Đế vượng (cực thịnh) | 11. Thai (phôi thai) |
6. Suy (suy yếu) | 12. Dưỡng (thai trưởng) |
Ý nghĩa vòng Trường Sinh:
STT | Giai đoạn | Ý nghĩa | Cát/ Hung |
1 | Trường sinh | Giai đoạn vạn vật bắt đầu sinh sôi, hình thành, khí lực căng tràn, đầy sức sống | Vượng |
2 | Mộc dục | Vạn vật bắt đầu nhô lên, sống độc lập, con người giống như trẻ nhỏ đã biết tự tắm rửa | Vượng |
3 | Quan đới | Vạn vật trưởng thành, ra sức rèn luyện để kiến lập công danh | Vượng |
4 | Lâm quan | Giai đoạn thịnh vượng, tài năng được khẳng dịnh | Rất vượng |
5 | Đế vượng | Muôn vật chín muồi, vạn vật phát triển cực thịnh, hoàn thiện đầy đủ về thể chất và tinh thần, trí tuệ cũng như tài năng | Rất vượng |
6 | Suy | Sự vật phát triển cực thịnh bắt đầu có dấu hiệu già cỗi và suy nhược | Xấu |
7 | Bệnh | Sự già cỗi và lão hóa dẫn đến bệnh tật, các cơ quan không còn nguyên vẹn dẫn đến thoái trào | Xấu |
8 | Tử | Kết thúc quá trình phát triển, chấm dứt một giai đoạn một thời kỳ | Rất xấu |
9 | Mộ | Sau khi chết con người quay về với đất | Rất xấu |
10 | Tuyệt | Thể xác con người phân hủy, không còn hình hài ban đầu | Rất xấu |
11 | Thai | Giai đoạn vạn vật được thụ thai, hấp thụ khí chất âm dương ngũ hành để hình thành sự sống | Trung Bình |
12 | Dưỡng | Thời kỳ hấp thụ khí chất âm dương ngũ hành của vũ trụ để chuẩn bị chào đời | Trung Bình |
Bố trí số bậc của cầu thang
Để bố trí số bậc của cầu thang được hợp lý nhất, bạn nên lưu ý một số chi tiết sau:
Bố trí cầu thang
Phong thủy của cầu thang được chia thành 2 phần là: Lai mạch và động khẩu
- Động khẩu: từ bậc 1 – 3 đầu tiên (quan trọng hơn)
- Lai mạch: phần bậc còn lại bao gồm cả chiếu nghỉ.
Phép bố trí động khẩu
Phần động khẩu của cầu thang cần được bố trí tại nơi tốt nhất, cụ thể như sau:
- Phép tiếp mạch: Dùng trong trường hợp khí đến yếu, đê phục, đi trầm như bố trí cầu thang ở nơi khuất lấp thì phần động khẩu phải dùng tối thiểu 3 bậc nằm trong cung tốt để hấp thụ được nhiều cái khí.
- Phép thừa khí: Dùng khi khí đền mạnh, thô ngạch, trực cấp (cầu thang bên ngoài) nên phần động khẩu chỉ cần đặt ở cung tốt là được.
- Phép khi mạch kiêm thu: Dùng cho trường hợp khí bình ổn, không quá mạnh quá yếu. Cần dùng 2 bậc đặt nằm trong cung vị tốt là được.
Phép bố trí lai mạch
Bố trí lai mạch là phép phụ bởi động khẩu mới là cốt yếu. Muốn lai mạch nằm ở cung vị tốt tương đối khó vì nó chạy dài nên chỉ cần chú trọng vào phần động khẩu là được.
Hướng của cầu thang
Hướng của cầu thang lấy động khẩu làm trọng và sẽ là hướng đi từ trên xuống, ngược lại với mũi tên được vẽ trên bản kiến trúc. Lấy hướng từ trên xuống của động khẩu làm hướng cầu thang và đối diện để làm tọa cầu thang.
Phép định số bậc cầu thang
- Nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh
- Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh
- Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh
- Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh
- Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh
Bắt đầu tính từ bậc trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà rồi đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp. Lấy số bậc rơi vào cung Trường Sinh, Lâm Quan, Quan đới, Đế Vương, Mộ, Thai làm cát còn lại là hung:
- Số bậc ra Trường sinh, Thai: chủ về phúc đức
- Số bậc ra Quan đới: chủ về học hành, khoa cử
- Số bậc ra Lâm quan: chủ về phát tài, phát lộc
- Số bậc ra Đế vượng: chủ về địa vị, quan chức
- Số bậc ra Mộ: chủ về thiền địa, tăng thọ
Cụ thể hơn, bậc cầu thang theo cung tốt như sau:
- Nhà hình Mộc số bậc là bậc: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25 …
- Nhà hình Thủy số bậc là bậc: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23, …
- Nhà hình Thổ số bậc là bậc: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27, …
- Nhà hình Hỏa số bậc là bậc: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27, …
- Nhà hình Kim số bậc là bậc: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25, …
Tính bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Cách thứ 2 là tính bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử cụ thể như sau:
Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
- Sinh: Chào đời, nguồn năng lượng trẻ trung, dồi dào.
- Lão: Giai đoạn già nua, năng lượng dần cạn kiệt.
- Bệnh: Khi già đi bệnh tật ốm đau sẽ tìm đến.
- Tử: Kết thúc vòng đời của 1 con người.
Người ta thường tính số bậc cầu thang vào cung Sinh để ngôi nhà luôn tràn đầy sinh khó và nguồn năng lượng tích cực nhất.
Cách tính bậc cầu thang theo cung Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Để tính bậc cầu thang theo quy luật này, ta đếm từng bậc 1 theo Sinh – Lão – Bệnh –Tử và lặp lại đến khi tới bậc cuối cùng. Quy luật tính cụ thể như sau (n là số lần chu kỳ lặp lại):
Số chu kỳ lặp lại | Số bậc rơi vào cung Sinh |
1 | 5 |
2 | 9 |
3 | 13 |
4 | 17 |
5 | 21 |
6 | 25 |
n | 4*n + 1 |
Lưu ý khi tính bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
- Nếu chú trọng đến cách tính bậc cầu thang từng vế thang thì bạn chỉ cần chọn số bậc thang tương ứng với số 5,9,17 rơi vào cung Sinh. Nhưng nếu tổng cộng các vế thang trong nhà thì tổng số bậc lại rơi vào các cung còn lại.
- Nếu chú trọng tới tổng số cầu thang trong nhà vào cung Sinh sẽ không tránh được 1 cầu thang của 1 tầng rơi vào 3 cung còn lại.
Lựa chọn cách tính này hay không là do quan niệm của mỗi người. Chính vì thế bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa nhé.
Cầu thang 22 bậc có tốt không?
Nhiều gia đình không tính toán trước nên khi xây dựng xong thì cầu thang rơi vào 22 bậc. Nếu tính theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử thì cầu thang có 22 bậc sẽ rơi vào cung “lão” không phải là cung quá xấu nên gia chủ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu được thì nên xây dựng cầu thang có 21 bậc.
Cách Hóa giải cầu thang rơi vào cung xấu
Nếu cầu thang nhà bạn rơi vào cung xấu thì cũng không nên quá lo lắng, bạn có thể hóa giải như sau:
- Lót thêm 1-2 tấm thảm ở bậc cuối hoặc trên cùng để giả làm bậc thang.
- Tấm thảm nên được cố định, không xê dịch để tránh việc bạn bước đi mà không bước chân lên thảm.
Với cách tính bậc cầu thang đúng chuẩn, hợp phong thủy nói trên, hy vọng bạn đã có thấy xây dựng được cầu thang theo hướng, cung tốt nhất cho gia đình mình. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với Kiến Trúc N8 để được giải đáp nhé!