Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần lưu ý gì?

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy gọi là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh là có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong nhà. Do đó, bố trí công trình này thế nào để vừa tiết kiệm diện tích, hợp lý và tiện sử dụng là điều không phải dễ. Bài viết sau đây sẽ mách bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý nhất.

Xem thêm: Cách bố trí các phòng trong nhà ống hợp phong thủy [10 MẪU]

Đặc điểm thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào?

Không giống với những công trình nằm trong biệt thự hay có diện tích rộng, nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích khá hạn hẹp. Đa phần nó sẽ được tận dụng từ những không gian, khoảng trống được hình thành khi xây dựng. Do đó, vấn đề xây dựng, thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống thế nào được rất nhiều quan tâm.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 1

Diện tích nhà vệ sinh bao nhiêu là hợp lý?

Trên thực tế, nhà vệ sinh của nhà ống thường có diện tích từ 3 – 4m2. Tuy nhiên, tùy theo diện tích mặt sàn bạn có thay đổi kích thước sao cho phù hợp nhất và đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Đặc điểm cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường được phân chia thành các khu vực khác nhau như lavabo, bồn cầu, khu tắm,…. Tuy có diện tích hạn chế nhưng khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống thì chúng ta cần để ý đến việc phân chia 2 không gian không và ướt như sau:

+ Khu vực khô: lắp bồn cầu, lavabo

+ Khu vực ướt: dành cho việc tắm rửa.

Ngoài ra, đối với kiểu nhà vệ sinh này, khi bạn lắp bồn tắm thì không nên lắp thêm vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng để tránh gây cảm giác chật chội.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 2

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy

Bố trí nhà vệ sinh ở vị trí tiện nghi nhất

Nhà vệ sinh nên đặt ở nơi thoáng khí, thuận tiện cho việc đi lại và sử dụng với các thành viên trong nhà. Bơi theo phong thủy, nhà vệ sinh trong nhà ống thì cần kiêng kiện để nhà vệ sinh nằm trên lối đi vào nhà, khu bếp ăn hay phòng ngủ. Nếu gia chủ xây nhà trên mảnh đất bị xéo, vát thì nên để nhà vệ sinh ở các góc thừa để giúp miếng đất trở nên vuông vắn và hợp phong thủy hơn.

Ngoài ra, nếu gia đình muốn thiết kế nhà ống nhiều tầng thì nên đặt nhà vệ sinh thẳng theo một trục ở mỗi tầng. Điều nhà sẽ giúp bạn dễ dàng lắp đặt hệ thống điện nước trong nhà. Thêm vào đó, bạn cũng nên bố trí toilet ở cuối nhà để khuất tầm nhìn, tránh đối diện cửa ra vào hay cửa phòng ngủ, bếp,….

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 3

Có nên để nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?

Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là điều rất hay gặp. Bởi trên thực tế gầm cầu thang là không gian trống có thể tận dụng trong nhà. Tuy nhiên, khi thiết kế cần chú ý đến mặt phong thủy. Theo các chuyên gia, nếu quá bí bách hoặc chật chội thì mới nên để nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Còn nếu không bạn nên tìm một vị trí khác tốt hơn. Điều này giúp đảm bảo việc thông thoáng và cũng tốt về mặt phong thủy với gia chủ.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 4

Những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

Không thiết kế nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Trung tâm nhà thuộc Thổ, nhà vệ sinh lại mang tính Thủy, Thổ và Thủy tương khắc. Do đó, không nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm bởi nó sẽ gây hại cho gia chủ.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 5

Không để nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ

Đặt nhà vệ sinh trên phòng ngủ là điều tối kỵ. Bởi nói khiến người ngủ trong căn phòng gặp phải nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Nhà vệ sinh không đặt ở đối diện cửa chính

Đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính sẽ khiến các luồng khí tốt đi vào nhà sẽ thổi hết vào nhà vệ sinh. Điều này khiến gia chủ bị thất thoát tiền của, sức khỏe; nam hay mệt mỏi, không có tinh thần; nữ hay ốm vặt;…. Do đó đó đây được coi là đại kỵ trong cách bố trí nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Khi thiết kế nhà vệ sinh và bồn cầu cùng hướng sẽ gây ảnh hưởng đến tiền bạc, kinh tế không suôn sẻ. Do đó cần tránh thiết kế như vậy.

Không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ

Nhà vệ sinh dùng lâu năm thường tồn đọng nhiều khí xấu, không sạch sẽ và không thích hợp để nghỉ ngơi. Do đó, không nên tận dụng nhà vệ sinh cũ cải tạo lại thành phòng ngủ cho gia đình.

Không bố trí nhà vệ sinh cuối hành lang

Không nên bố trí nhà vệ sinh cuối hành lang. Bởi điều này là một trong những đại kỵ khi thiết kế, có thể gây ảnh hưởng xấu đến những người sống trong nhà, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống 6

Tuyệt đối không thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Phòng thờ là nơi trang nghiêm, linh thiêng nhất trong nhà. Trong khi nhà vệ sinh lại chứa nhiều vi khuẩn, không sạch sẽ. Do đó, không nên đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ, tránh ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm vốn có và không thể hiện được sự thành kính của gia chủ vớ tổ tiên.

Cửa sổ và hệ thống thông gió cần có trong thiết kế nhà vệ sinh nhà ống

Nhà ống có đặc trưng là hẹp. Do đó khi thiết kế nhà vệ sinh cần thêm cửa sổ, hệ thống thông gió. Điều này sẽ tạo không gian thông thoáng, loại bỏ được luồng khí xấu và giúp căn nhà của bạn sạch sẽ, thoáng mát hơn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy và tốt nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Chat Zalo