19 Loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe (LỌC KHÔNG KHÍ)

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn các loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe, giúp lọc không khí tốt và triệt để nhất. Mời bạn đọc chú ý theo dõi!

1. Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ

  • Giới thiệu cây lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ có tên gọi khác là cây hổ thiệt, hổ vĩ hay lưỡi cọp. Nó mang tên khoa học là Sansevieria trifascitata, thuộc họ Măng Tây. Giống cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở khu vực Tây Phi

Cây Lưỡi Hổ chịu khô hạn, nóng nắng rất tốt. Ngoài ra, chúng thích nghi rất tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời.

  • Tác dụng của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có rất nhiều tác dụng với đời sống con người, đó là: 

+ Lọc không khí: Cây lưỡi hổ có khả năng lọc không khí tương đối hiệu quả, làm việc xuyên suốt ngay cả khi đã về đêm. 

+ Hấp thụ chất độc, tăng cường oxy: Theo nghiên cứu của Nasa, cây lưỡi hổ còn có thể lọc được các loại độc tố, chất gây ô nhiễm. Đồng thời, tăng lượng oxy về đêm lên đáng kể. Nhờ vậy, rất có lợi cho sức khỏe con người

+ Chữa được một số bệnh: Lưỡi hổ còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe con người khi chiết nước cốt của lá để chữa viêm tai giữa hay lấy nước kết hợp với lá cây này để trị viêm họng, ho,…

+ Dùng để trang trí: Với vóc dáng nhỏ, những chiếc lá với hình thù độc đáo nên cây lưỡi hổ được nhiều người lựa chọn để trang trí cho nhà mình trở nên sinh động, mát mẻ hơn. 

  • Về ý nghĩa phong thủy

Dựa theo thuyết phong thủy, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi ma quỷ, vận khí xấu. Đồng thời, đem lại những điều may mắn, tốt đẹp và thịnh vượng cho gia chủ và gia đình.

  • Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Vì sở hữu khả năng chịu hạn tốt nên cây lưỡi hổ nhìn chung không cần phải tưới nhiều. Bạn chỉ cần đợi đất khô cạn hết cỡ mới cần cho đổ nước vào cây. 

– Với mùa hè: Tưới 1 lần/tuần

– Với mùa đông: Tưới 1 tháng/lần 

Đất để trồng cây này chú ý phải là loại mang tính kiềm cao, khô cằn. Nếu trồng trong nhà thì hãy sử dụng đất hỗn hợp gồm các thành phần như mùn cưa, phù sa, xỉ than…

Tuyệt đối không để cây dưới ánh nắng chói chang cả ngày, nên đặt chúng tại nơi râm, mát. Ngoài ra, giống cây này không chịu lạnh tốt nên cần duy trì chúng ở điều kiện 22-30 độ C. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý bón phân để giúp nó phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu muốn cây có khả năng trao đổi chất tốt nhất, bạn hãy vệ sinh cho chúng bằng cách lau từng chiếc lá một. 

2. Cây nha đam

Cây nha đam

Cây nha đam

– Cây nha đam còn được biết tới với cái tên cây lô hội, có xuất xứ từ Trung Cận Đông. Nó phát triển nhanh và rộng rãi ở một số nước nhiệt đới. Loại cây này có các đặc điểm như:

  • Cây có thân ngắn, sống lâu năm, lá to, mọng, thường mọc sát thân và không có cuống. Ngoài ra, chúng mang màu xanh bóng, hình tựa lưỡi giáo, phần gốc mọc chụm, mở dần lên phía trên. Mép lá khá dày, hình răng cưa, thuộc họ Hành (Lilaceae)
  • Cây nha đam thường nở hoa vào dịp hè, lá rụng quanh năm. Đây là giống cây khá dễ trồng cũng như không tốn nhiều thời gian chăm sóc

– Tác dụng của cây nha đam là:

  • Giải độc, thanh nhiệt cơ thể
  • Chăm sóc mắt
  • Kháng khuẩn cao
  • Làm đẹp da
  • Có lợi cho đường tiêu hóa
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Ngăn ngừa ung thư

– Vị trí đặt nha đam: Sân nhà, bàn làm việc, phòng ngủ

3. Cây Dây Nhện

Cây Dây Nhện

Cây Dây Nhện

– Cây Dây Nhện thưởng được dân gian gọi bằng một số cái tên như: Lan Chi, cỏ mệnh môn…Tên tiếng anh của loại cây này là Spider Plant

– Tác dụng của cây dây nhện: Vì chúng có khả năng hấp thu và làm sạch nhiều loại khí gây hại trong nhà. Chả hạn như lọc khí CO2 tới 95%, formaldehyde 805. Ngoài ra, giống câu trên còn được sử dụng để làm thuốc, thanh nhiệt giải độc, trị viêm, sưng, nhuận phổi, đắp chữa vết thương cực kỳ hiệu quả

– Vị trí đặt: Trong nhà để trang trí, làm nổi bật không gian sống hơn

Xem thêm bài 7 Cách hóa giải đường đâm thẳng vào nhà hợp phong thủy

4. Cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà là dạng cây thân thảo dạng leo, lá đơn có gốc hình tim. Thường thì lá có 2 loại: Xanh toàn phần và đốm vàng trên lá, nằm rải rác ở cả phiến. Cụm hoa của câu dạng mo, cuống ngắn, bò dài hay buông thõng xuống trên những chậu treo

Cây Trầu Bà thường rất dễ sống, mang tốc độ phát triển mạnh, sinh trưởng nhanh ở điều kiện bóng râm

– Tác dụng của cây Trầu Bà

+ Về mặt phong thủy: Mang lại may mắn, tránh vận xui, thị phi

+ Về sức khỏe: Thanh lọc khí độc, mang lại môi trường trong lành, làm thuốc bổ chữa bệnh thận

5. Cây Đa Búp Đỏ

Cây Đa Búp Đỏ

Cây Đa Búp Đỏ

– Cây Đa Búp Đỏ có tên khoa học là Ficus elastica, họ Dâu Tằm. Cây được lấy từ vùng đông bắc Ấn Độ, kéo dài tới phía Nam Indonesia

– Theo các nhà khoa học, cây Đa Búp Đỏ là cây mang thân gỗ, cao khoảng từ 30-40 mét, đường kính thân đạt đến 2 mét. Bên cạnh đó, lá mang hình Ovan, mặt bóng, có chiều dài tầm từ 10-35 cm, rộng khoảng 5-15 cm. Những lá phát triển ở bên trong gọi là Búp Đa, mang màu đỏ

– Tác dụng của cây Đa Búp Đỏ là:

+ Mang tới sự bình an, êm ấm cho gia chủ

+ Lọc không khí, các chất độc gây ung thư cực hiệu quả

Xem thêm Bảng báo giá thi công nội thất trọn gói [MỚI NHẤT 2020]

6. Cây cau Tiểu Trâm

Cây cau Tiểu Trâm

Cây cau Tiểu Trâm

Cây cau tiểu Trâm còn được biết tới với tên dừa tụ, chúng thuộc họ Cau. Nó có tên khoa học là Arecaeae. Loại cây này có thân thảo hóa gỗ, sống khá lâu năm, phù hợp để phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới

Cây Cau Tiểu Trâm thuộc loại cây bụi nhỏ, mang chiều cao tầm khoảng 20-200 cm. Nó có lá dạng bẹ, lá kép giống như lá cau. Nhìn chung chúng có lá dài, nhọn, màu xanh đậm, tương đối mềm, bóng, nhẵn, nhìn rõ được gân. Bên cạnh đó, bẹ lá cũng như thân cau mang màu vàng, khi kết hợp cùng sẽ tạo ra vẻ đẹp hài hòa, nhìn rất bắt mắt, sinh động và tràn đầy sức sống

– Tác dụng của cây cau Tiểu Trâm:

+ Khả năng hấp thụ khí độc tương đối hiệu quả

+ Dùng để trang trí nhà cửa, cầu thang, bàn làm việc…

+ Làm quà tặng tận gia, sinh nhật…

+ Làm sạch không khí bằng cách hút những chất độc hại từ máy tính, chất thải công nghiệp, xăng dầu, khói thuốc lá…

+ Hỗ trợ cải thiện tình trạng ở một số bệnh như: Viêm xoang, hen suyễn…

– Vị trí đặt: Trong nhà, bàn làm việc, vườn nhà, cửa sổ…

7. Cây Lan Ý

Cây Lan Ý

Cây Lan Ý

  • Giới thiệu về cây Lan Ý

Cây Lan Ý có tên khoa học là Spathiphyllum wallisii, thuộc họ Araceae. Người ta còn hay gọi loài cây này với những cái tên như: Bạch môn, huệ hoa bình, hay vỹ hoa trắng

Cây Lan Ý có thân, tán và lá mọc thành những bụi nhưng chiều cao lại không quá 50 cm. Nó sở hữu hững cụm hoa dạng mo nhỉ, hoa mang hình bán cầu. Phần quả cuống giống cây này nhìn chung tương đối mọng.

  • Tác dụng của cây Lan Ý

+ Điều hòa không khí và giữ ẩm trong nhà: Cây Lan Ý theo các nhà khoa học có khả năng cân bằng độ ẩm tuyệt vời, cung cấp lượng oxy lớn cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn giúp điều hòa không khí cực hiệu quả. 

+ Hấp thụ các chất độc hại: Cây Lan Ý còn có thể tiêu diệt và hấp thụ nấm mốc, các chất độc hại tích tụ trong nhà như benzen, formandehyde… Từ đó, đem đến cho gia chủ bầu không khí trong lành, sạch sẽ nhất. 

+ Giảm tác hại của tia bức xạ tới sức khỏe con người: Cuộc sống hiện đại nên xung quanh con người luôn tồn tại các thiết bị điện tử chứa những tia xạ gây độc với cơ thể. Trong khi đó, cây Lan Ý hoàn toàn có khả năng chống hoặc làm giảm bớt tác hại của những tia xạ đến sức khỏe con người.

8. Cây Cọ Cảnh

Cây Cọ Cảnh

Cây Cọ Cảnh

Cây Cọ Cảnh (một số nơi gọi là cây Cọ, Cọ Lùn…), mang tên khoa học là Rhapis Excelsa. Chúng thuộc họ thực vật Areaceae, có nguồn gốc từ đảo Guadalupe. Thông thường, giống câu này có chiều cao từ 20-35 cm

– Một số tác dụng của cây cọ Cảnh:

+ Mang tới niềm vui, sự may mắn cũng như tài lộc cho gia chủ

+ Dùng làm vật trang trí cho bàn làm việc, góc học tập trở nên đẹp, lộng lẫy hơn

– Vị trí đặt cây: Bàn học, cửa sổ,…

9. Cây Hồng Môn

Cây Hồng Môn

Cây Hồng Môn

Cây Hồng Môn là loại cây sống rất lâu năm, ưa khí hậu mát mẻ (từ 18-20 độ C), mọc thành bụi. Nó thuộc dạng cây thân thảo, dáng ngắn. Chúng có lá cây tương đối lớn, dạng bầu dục.  Phần đầu lá nhọn còn gốc giống hình trái tim.

Thường thì lá của cây Hồng Môn hay mọc trên mặt đất, cuống lá rủ xuống. Hoa mọc thành cụm dưới hình dạng mo, màu đỏ tươi , quả khá mọng

– Tác dụng của Cây Hồng Môn:

+ Cây Hồng Môn có hoa hình trái tim nên được coi như biểu tượng cho tình yêu luôn bền vững

+ Tại Mỹ, hồng môn còn là biểu trưng cho sự hiếu khách

+ Theo thuyết phong thủy, hoa hồng môn còn mang lại may mắn, tài lộc cũng như sự thịnh vượng cho các gia chủ

– Vị trí đặt cây: Phòng khách, bàn làm việc, trang trí các góc trong nhà

10. Cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Ráy. Nó thuộc nhóm cây thảo, mang rễ ngắn, mập , chứa nhiều đốt  và những rễ con.  Cây có tán lá rộng, mặt dưới xanh nhạt, mặt trên xanh đậm

Hoa của cây mọc thành từng bông, quả mọng nước, sở hữu hình cầu như quả quất

– Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh:

+ Cây Vạn Niên Thanh có khả năng thanh lọc không khí, tiêu trừ độc tố, khử bớt các chất độc gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, nó mang lại nguồn không khí sạch, trong lành

+ Là biểu tượng cho sự cát tường, bền vững vì tuổi thọ của nó có thể kéo dài tới 100 năm. Do đó, cây hay được chọn làm quà mừng tân gia hoặc để trang trí trong nhà khi có dịp Lễ, Tết

– Vị trí đặt cây Vạn Niên Thanh: Trước thang máy, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng làm việc

11. Cây Phú Quý

Cây Phú Quý

Cây Phú Quý

Cây Phú Quý thuộc họ Ráy, họ Araceae. Thân cây mang màu trắng hồng, được tạo nên bởi các bẹ lá. Bình thường, lá Phú Quý khá mỏng, mềm, bóng, mang viền màu đỏ hồng, bên trong có màu xanh đậm.

Cây thường có rễ chùm, rất to khỏe với nhiều rễ con dài tầm từ 4 cm – 6 cm, chiều cao của cây dao động trong khoảng 30-50 cm. Cây Phú Quý khi đến mùa thường nở hoa. Tuy nhiên, cần phải có đủ ánh sáng, nắng ấm thì cây mới nở hoa. Bạn cũng có thể dùng chất kích thích để khiến cây ra hoa.

– Tác dụng của cây Phú Quý: Mang lại tài lộc, phú quý và sự giàu sang cho gia chủ. Đồng thời, loại cây này khi trồng còn mang đến ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và lòng nhiệt huyết, say mê trong tình yêu. Bên cạnh đó, nó còn giúp thanh lọc không khí, đem lại sự trong lành cho không gian sống, bảo vệ sức khỏe của con người

– Vị trí đặt cây: Ở trên bàn, kệ sách, quầy thu ngân, quán cafe

12. Cây Thường Xuân

Cây Thường Xuân

Cây Thường Xuân

Cây Thường Xuân còn được gọi với một số cái tên khác là dây lá nho, vạn niên. Cây có tên khoa học Hedera helix, thuộc chi dây thường xuân, họ Cuồng Cuồng ( Araliaceae). Bên cạnh đó, cây ở dạng thân leo, chứa nhiều đốt. Trong mỗi đốt thường có lá và rễ phát triển nhằm giúp cây bám chắc vào chậu hoặc tường hơn nữa.

– Tác dụng của cây Thường Xuân:

+ Cây thường là biểu tượng cho sự may mắn cũng như tài lộc, xua đi những vận đen trong cuộc sống cũng như công việc

+ Đóng vai trò như một chiếc máy lọc không khí trong nhà, hấp thụ những chất hóa học có hại. Ví dụ như: Benzen, phenol, aldehyde formic

+ Ngăn chặn những chất gây ung thư ví dụ như nicotin trong khói thuốc lá

+ Cây luôn trong tình trạng xanh mướt quanh năm cùng dây leo bám chắc, tượng trưng cho sức sống và sự vĩnh hằng

+ Là biểu tượng cho sự chân thật mà người với người dành cho nhau

+ Với sức khỏe, cây thường xuân có tính kháng khuẩn, loại bỏ giun tồn tại ở đường ruột, chống oxy hóa, ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng còn mang khả năng tiêu đờm, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, giải phóng độc tố. Trị viêm, sưng, đau nhức xương khớp

– Vị trí đặt cây Thường Xuân: Trang trí sân quán cafe, trang trí ngoài nhà

13. Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây còn được gọi là Trúc Xanh hay Mật Cật. Nó có nguồn gốc từ một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…Đây là mẫu cây sở hữu một số đặc điểm sau đây:

+ Mang khả năng sống và phát triển tương đối tốt

+ Phát triển thành cụm, bụi lớn thường có chiều cao trung bình dao động trong khoảng từ 1-2 mét. Phần lá kép chân chim chia thành 5-10 lá phụ. Màu của chúng thường xanh đậm, khá bóng, nhìn trông cực đẹp

– Tác dụng của cây Trúc Mây:

+ Chống chịu sâu bệnh hiệu quả

+ Khả năng thanh lọc khí độc như Formaldehyde, ammania

– Vị trí đặt cây: Trưng bày ở sảnh, hành lang hoặc trong khách gia đình

14. Cây Dương Xỉ (Mỹ)

Cây Dương Xỉ (Mỹ)

Cây Dương Xỉ (Mỹ)

Tên khoa học của cây Dương Xỉ là Nephrolepis cordifolia, họ Lomariopsidaceae. Đây thuộc loài thực vật ưa ẩm, với những tán lá thẳng đứng hay rủ, mang chiều cao lớn tầm từ 0,5-1 mét. Phần đầu lá khá rộng, hơi tròn. Bên cạnh đó, phần cuống lá hay mọc chéo nhau khá dễ nhận ra

– Tác dụng của cây Dương Xỉ:

+ Cây Dương Xỉ có tác dụng lọc không khí rất tốt, hiệu quả

+ Hấp thụ các chất độc có hại cho sức khỏe con người như: Asen, toluen, xylen, aldehyde fomic

+ Làm giảm các bức xạ do máy tính gây ra

+ Là thuốc chữa một số bệnh như tiêu chảy, tụ máu, sai khớp, chảy máu

15. Cây Thu Hải Đường Trường Sinh

Cây Thu Hải Đường Trường Sinh

Cây Thu Hải Đường Trường Sinh

– Một số thông tin cơ bản về cây Thu Hải Đường Trường Sinh:

Đặc điểm cây Thu Hải Đường Trường Sinh  Thân cây:  Thân thảo nhỏ, chiều cao 20 – 50 cm, mọng nước

– Lá cây: Màu xanh đậm; phần đầu nhọn, chứa răng cưa ở quanh viền lá.

– Hoa: Hoa cánh đơn hoặc kép, nhiều màu, hoa có quanh năm

– Điều kiện sống: Ưa bóng râm, không chịu được ánh nắng mặt trời. Hoa không chịu được cái lạnh kéo dài, tốt nhất ở 25 độ C.

– Tác dụng của cây Thu Hải Đường Trường Sinh:

+ Thanh lọc không khí

+ Tượng trưng cho sự an lành, hạnh phúc

– Vị trí nên đặt: Sân, vườn, sảnh tiếp khách

16. Cây Phất Dụ Mảnh

Cây Phất Dụ Mảnh

Cây Phất Dụ Mảnh

– Cây Phất Dụ Mảnh mang tên khoa học là Red-Edged Dracaena, Dracaena marginata, thuộc họ thực vật Huyết Giác, có thân cột mọc thẳng, phân nhánh ít, chứa chiều cao trung bình tầm từ 1-5 mét.

– Phần lá của cây Phất Dụ mảnh thường tập trung ở phần đầu, cành dài, thuôn dẹp hình dải, đầu nhọn. Gốc chứa bẹ ôm, lá cây xếp tỏa tròn ra quanh thân trông khá đều nhau, cực kỳ đẹp mắt

– Một số tác dụng của cây Phất Dụ Mảnh bạn cần biết là:

+ Là biểu tượng choys chí kiên cường, luôn nỗ lực vươn lên dù có bất cứ khó khăn nào

+ Luôn đem tới những điều may mắn, tài lộc cho bạn

+ Làm giảm căng thẳng khi làm việc trong môi trường áp lực

+ Loại bỏ các khí độc có hại cho con người như: xylene, trichloroethylene, formaldehyde

– Vị trí đặt cây: Trong phòng có trần cao, trang trí tại các góc trong căn nhà

17. Cây Cúc Đồng Tiền

Cây Cúc Đồng Tiền

Cây Cúc Đồng Tiền

Cây Cúc Đồng Tiền mang tên khoa học là Gerbera. Chúng thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cúc Đồng Tiền có nguồn gốc từ Châu Phi, thuộc loại thân cỏ. Chiều cao trung bình của mỗi cây dao động trong khoảng từ 30-40 cm. Trong mỗi cây sẽ mọc thành nhiều lá với dạng tròn hay ngắn, hình thìa. Tại phần cuống lá mọc từ gốc dài thẳng, vươn ra ngoài. Mặt trước của lá có màu xanh đậm, mặt sau sẽ nhạt hơn. Ở mỗi lá được bao phủ lớp lông nhung màu trắng. Phần phiến lá có mép hơi lượn sóng, gân mang hình xương, nổi lên vị trí gân chính khá rõ nét

– Tác dụng của cây Cúc Đồng Tiền

+ Cây Cúc Đồng Tiền chứa những thành phần có khả năng giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, ngắt cơn ho nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn trị những vết thương do rắn cắn hay bị thương, sưng đau trong quá trình chạy chữa.

+ Về khía cạnh tâm linh, Cúc Đồng Tiền còn mang ý nghĩa về tài lộc, giúp tiền tài, vinh hoa sớm tìm đến với gia chủ hơn nữa

+ Lọc không khí, chất độc cực hiệu quả

– Vị trí đặt cây: Sân vườn, những vị trí trong không gian trong nhà

18. Cây Hoa Phong Lan

Cây Hoa Phong Lan

Cây Hoa Phong Lan

Cây Hoa Phong Lan còn có tên là Cây Lan, mang họ Lan (Orchidaceae), thân thảo, gân lá song song. Giống cây này được tìm thấy ở nhiều nơi, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.

Cây Hoa Phong Lan dùng để trang trí cho nhà cửa, không gian sân vườn. Đồng thời, giúp lọc sạch không khí một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất

19. Cây Dừa Cảnh

Cây Dừa Cảnh 

Cây Dừa Cảnh 

Cây Dừa Cảnh còn gọi là Cây Cau Vàng, Cây cau tre hay cau cọ. Tên tiếng anh đầy đủ Dypsis lutescens. Nó mang tên khoa học Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens, họ Dypsis. Loại cây này thuộc dòng thực vật có hoa. Thân cây dáng hơi cong, lá xẻ dài như họ Dừa.

Cây Dừa Cảnh thường mọc thành từng cụm, bụi chứ không mọc riêng rẽ, đơn lẻ thành từng cây

– Tác dụng của cây Dừa Cảnh:

+ Cây Dừa Cảnh có tác dụng dùng để trang trí, tạo ra nét đẹp, ấn tượng cho cảnh quản ở những nơi công cộng

+ Cây có thể hút được khói bụi, chất độc hại trong không khí. Từ đó, đem đến môi trường trong lành, mát mẻ, không gian sống thêm an toàn, đảm bảo hơn nữa

+ Đem tới cảm giác thư thái, dễ chịu, xua tan đi mệt mỏi, lo âu

+ Dưới khía cạnh phong thủy, cây dừa cảnh còn đem tới vận khí tốt, giúp cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Các loại cây trong nhà tốt cho sức khỏe. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo