Nhiều gia đình có em bé thường bật đèn cả đêm để tiện cho việc chăm sóc bé. Hơn nữa, các mẹ lo lắng khi bé tỉnh giấc thấy bóng tối sẽ quấy khóc. Vậy việc để ánh sáng trong phòng trẻ sơ sinh có tốt hay không? Mời các bạn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: 8 Cách làm thoáng phòng không có cửa sổ tạo sự dễ chịu
Ánh sáng trong phòng ngủ có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Việc để ánh sáng trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ:
Giảm khả năng miễn dịch
Theo cơ chế sinh học, khi bé ngủ trong bóng tối, cơ thể sẽ có khả năng tạo ra các kháng thể chống lại virut, bảo vệ cơ thể. Nhưng nếu để con thường xuyên ngủ ở nơi có ánh sáng quá nhiều sẽ khiến các kháng thể tự nhiên chống lại virut gây hại không được sinh ra.
Hạn chế quá trình phát triển thị giác
Theo như nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ngủ dưới ánh sáng sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển thị giác ở con người, nhất là với trẻ em. Bởi trong điều kiện có ánh sáng, đồng tử mắt vẫn hoạt động, mi mắt vì thế sẽ không được thư giãn hoàn toàn. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, khi mắt vẫn chưa được ổn đinh, rất dễ bị tổn thương võng mạc, hạn chế sự phát triển tự nhiên, ảnh hưởng khả năng nhìn khi lớn lên. Đặc biệt điều đó còn là một phần lý do dẫn đến cận thị ở trẻ nhỏ.
Chất lượng giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng
Ánh sáng sẽ làm giấc ngủ của bé chập chờn, không sâu giấc; Khiến bé khó phân biệt ngày đêm, dẫn đến việc các mẹ gặp khó khăn khi muốn đưa bé vào nề nếp sinh hoạt chung với gia đình. Ngoài ra, có ánh sáng khi ngủ về lâu dài còn khiến các bé khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, dẫn đến quấy khóc, khó chịu.
Ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của bé
Trong giấc ngủ sự phát triển của bé vẫn diễn ra, do đó một giấc ngủ tốt sẽ rất có lợi. Lúc này hormone tăng trưởng được sản sinh ra nhiều, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Ngược lại, trong điều kiện bật đèn sáng khi ngủ sẽ ngăn cản cơ thể tiết hormone, trao đổi chất, làm giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tăng trưởng của bé.
Dễ mắc các bệnh ung thư, trầm cảm ở trẻ
Việc ngủ trong ánh sáng nhiều sẽ khiến cơ thể bé khó phân định được ngày và đêm, không tạo ra chất tự nhiên gây buồn ngủ. Bé sẽ rất dễ ngủ ngày và thức đêm quấy khóc. Như thế cơ thể không được nghỉ ngơi, lâu ngày dẫn đến bệnh trầm cảm và nguy cơ ung thư cao.
Nguy cơ béo phì ở trẻ
Ánh sáng của đèn khi ngủ còn tác động đến việc cơ thể sản sinh ra nhiều đường – nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, tăng cân đột ngột ở trẻ.
Một số lưu ý quan trọng trong việc sử dụng đèn ngủ an toàn cho trẻ
Việc nửa đêm thức giấc thay tã, cho bé ăn sẽ rất khó khăn cho các mẹ khi phải loay hoay trong bóng tối. Để một chiếc đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để điều đó không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như đảm bảo an toàn cho bé? Bạn hãy lưu ý một số điều sau:
– Tập cho bé có thể ngủ trong bóng tối, hình thành thói quen phân biệt ngày và đêm.
– Khi con thức giấc khóc đêm, các mẹ không nên bật đèn sáng để trấn an, mà nên bế và ôm con vào lòng, vỗ về, âu yếm bé.
– Tuyệt đối không được lấy tối để dọa nạt bé.
– Nếu cho con ngủ riêng, bố mẹ nên nằm cùng đến khi con ngủ say.
– Nên sử dụng đèn có ánh sáng vàng hoặc đỏ, không nên dùng đèn ánh sáng trắng (vì ánh sáng này kìm hãm sự sản sinh ra melatonin có lợi cho cơ thể).
– Không nên tắt đèn đột ngột, nếu có thể nên sử dụng đèn có chế độ chuyển tiếp các loại ánh sáng, để bé thích nghi dần với bóng tối.
– Không để ánh sáng rọi vào chỗ con nằm, hạn chế ánh sáng ở mức có thể hoặc để ở vị trí giúp bố mẹ dễ dàng nhìn rõ.
Để đèn ngủ trong phòng trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?
Khi đặt đèn ngủ trong phòng trẻ sơ sinh các bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau để không ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của bé.
Độ an toàn của đèn
Trẻ sơ sinh có cơ thể còn rất non nớt, cần được bảo vệ. Do đó, khi chọn đèn trong phòng ngủ, bạn cần chọn loại an toàn có chất liệu tốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Mức độ ánh sáng
Theo như nhiều nghiên cứu cho thấy bé có thói quen thức đêm là do phòng ngủ để đèn sáng quá. Do đó, các ba mẹ nên chọn đèn có ánh sáng dịu nhẹ, vừa tiết kiệm điện năng, vừa giúp bé đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
Tránh đèn chiếu thẳng vào chỗ bé ngủ, nếu có thể nên che bớt hoặc để ánh sáng rọi vào góc tường, cách xa giường ngủ.
Mức nhiệt của ánh sáng
Nhiệt độ trong phòng thích hợp với bé nhất là tầm 28 độ C. Nhiệt độ thấp quá sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể dùng thêm đèn sưởi để tăng nhiệt độ trong phòng với mức độ và thời gian sử dụng sao cho phù hợp nhất.
Qua những thông tin chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn đèn tạo ánh sáng trong phòng trẻ sơ sinh phù hợp để bé luôn được khỏe mạnh, an toàn và phát triển toàn diện nhất.