Có nên thiết kế phòng khách và bếp thông nhau không? Những mẫu thiết kế đẹp cho kiểu này hiện nay là gì? Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
1. Phòng khách và phòng bếp có nên thiết kế thông nhau không?
Phòng khách và phòng bếp có nên thiết kế thông nhau không?
– Hiện nay, nhiều nơi từ nhà riêng tới các căn hộ, chung cư đều không tách biệt phòng khách với khu vực bếp núc. Đại đa số, chúng sẽ được gộp chung nhằm để nới rộng không gian sinh hoạt cho gia đình. Song, với những nhà gia chủ cầu toàn, họ nhận thấy chức năng dùng cũng như lối trang trí của hai địa điểm này không hề giống nhau. Vì thế, họ hay tách thành hai không gian này theo nhiều mẫu, phong cách riêng.
Để thiết kế nội thất phòng khách liền bếp sao cho thật đẹp, sinh động, dù thông nhưng vẫn tạo cảm giác riêng tư, đầy đủ chức năng và sáng sủa thì cần sự phối hợp của nhiều yếu tố. Từ màu sắc gì phù hợp không gian? Cách bài trí, thiết kế nội thất như thế nào?
Đồng thời, để mang tới sự riêng tư giữa hai khu vực, bạn có thể sử dụng những kính hay vách ngăn màu. Nó vừa không tốn quá nhiều diện tích lại vừa tiện lợi, giúp bạn dễ dàng thao tác sử dụng hơn
Chỉ cần một lối thiết kế sao cho thật đơn giản, phù hợp với thiết kế nội thất phòng khách liền bếp nhằm đảm bảo đủ chức năng mà vẫn cực tiện lợi cho gia chủ dùng sinh hoạt. Nhờ vậy, có thể khẳng định rằng, tùy theo nhu cầu cũng như sở thích, bạn hoàn toàn có thể thiết kế phòng khách và bếp thông nhau theo ý muốn
2. 3 lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng khách và phòng bếp thông nhau
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng khách và phòng bếp thông nhau là gì?
– Những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng khách và phòng bếp thông nhau bạn cần nhớ là:
a. Hệ thống khử mùi
– Một trong những lưu ý không thể bỏ qua trong thiết kế phòng khách và bếp thông nhau đó là hệ thống khử mùi. Khi nấu ăn, mùi dầu mỡ, đồ ăn sẽ bốc lên, nếu như không có thiết bị khử mùi hỗ trợ thì các hơi mùi đó sẽ không thể biến mất, gây sự khó chịu cho bạn đồng thời cũng khiến gian phòng trở nên bí bức, nóng nực hơn
– Bạn có thể lắp hệ thống khử mùi ngay trên đầu bếp. Đồng thời, thiết kế các hệ thống cửa sổ lớn để vừa tạo sự thoáng đãng cũng như khiến mùi đồ ăn nhanh chóng thoát ra
b. Lựa chọn màu sơn tường và gạch ốp phù hợp
Lưu ý kế tiếp bạn cần nhớ trong thiết kế phòng khách thông bếp là màu sơn tường. Hãy chọn màu giúp phân biệt mỗi khu vực nhưng đừng quá khác nhau. Tốt nhất vẫn nên cùng tone để tạo ra tổng thể không gian thêm hài hòa, có sự liên kết. Bởi lẽ, nếu chọn màu đối lập sẽ khiên không gian của bạn bị thu lại, cảm giác bị cắt nhỏ ra nhìn rất xấu và không mang tính thẩm mỹ cao
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm nên những không gian ảo bằng việc dùng chung một màu sắc cho phòng bếp hay phòng khách. Sau đó, trang trí chúng bằng các họa tiết, tranh ảnh dành riêng cho từng khu vực
c. Phân chia bố cục
Để làm nên sự hài hòa, thống nhất cho các không gian cũng như gây ấn tượng thì bạn cần phân chia bố cục sao cho thật hợp lý bằng việc lựa chọn nội thất đồng bộ, hài hòa với màu sắc chung của không gian kiến trúc.
3. 2 cách phân chia phòng khách và phòng bếp thông nhau
Trên thực tế sử dụng, theo các chuyên gia có hai cách phân chia phòng khách và bếp thông nhau. Đó là:
a. Dùng vách ngăn
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng phòng khách và bếp thông nhau một cách tiện lợi nhất, vừa đảm bảo về tính thẩm mỹ, chức năng dùng cũng như tính riêng tư. Gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng vách ngăn như một biện pháp thông minh. Bởi vì, có thể đáp ứng triệt để yêu cầu trên mà không gây cản trở, khiến không gian trở nên chật chội, bí bách thêm
b. Mở quầy bar
Với những không gian gia đình có diện tích nhỏ hẹp thì việc thiết kế nội thất càng đơn giản bao nhiêu sẽ càng khiến nhà trở nên thoáng đãng bấy nhiêu. Do vậy, bạn có thể chọn cách lắp quầy bar như một không gian mở. Chúng vừa là chỗ để tụ tập nhậu nhẹt, vừa là khu vực ngăn cách giữa hai gian phòng khách và bếp. Từ đó, giúp nó trở nên riêng tư mà vẫn thật đẹp, không hề chật chội
4. 10 Mẫu thiết kế phòng khách và phòng bếp thông nhau đẹp để bạn tham khảo